Cấu trúc của câu chuyện: Phần 9 – Điểm chốt (Pinch Points)

Đây là phần thứ 9 trong chuỗi bài viết về cấu trúc một câu chuyện của StoryFix do Phương Thanh chuyển ngữ. Pinch Points (Điểm chốt) là một khái niệm quan trọng trong hồi 2, đây là những đoạn mà mâu thuẫn và xung đột trung tâm của câu chuyện bắt đầu lờ mờ hiện ra trong sương mù, vừa có tính cảnh báo, vừa làm câu chuyện giữ được nhịp cuốn hút.

#9 – Pinch Points

Đúng như với tên gọi: Pinch Points. Nhiều người thường gặp khó khăn trong việc hiểu chính xác ý nghĩa của nó. Nghe như một liệu pháp ở vùng viễn Đông cổ đại. Hoặc có thể là một điều gì đó kì dị chăng.

Trên thực tế, đây là cột mốc đơn giản và hiệu quả nhất nằm trong một cấu trúc truyện.

Đến giờ, rõ ràng là câu chuyện của bạn phải có một thế lực phản diện – sẽ là một kẻ xấu, nếu bạn muốn gọi như vậy, mặc dù đối với tác giả này, những người phụ nữ xấu càng thú vị hơn nhiều, tất nhiên chắc là bạn đã biết nếu bạn đã đọc sách của tôi rồi – và đó là lần xuất hiện đầy đủ đầu tiên của phe phản diện trong câu chuyện xảy ra tại First Plot Point , kết thúc Phần 1/Hồi 1 của câu chuyện.

Thế lực phản diện đó xác định bản chất của nhu cầu, nhiệm vụ hoặc hành trình tiếp theo của nhân vật chính. Nó cần được duy trì, ít nhất là theo bối cảnh, và luôn nằm ở phần đầu và trung tâm của câu chuyện sau Phần 1/Hồi 1.

Nhưng đôi khi bối cảnh thôi là chưa đủ. Chúng ta cần thấy thế lực đáng ngại đó ở hình thức kinh điển, nguy hiểm và đáng sợ nhất có thể. Hoặc nếu nó không nguy hiểm và đáng sợ, thì ít nhất chúng ta cần tự mình cảm nhận nó, chứ không phải qua mắt nhìn của nhân vật chính.

Và đó được gọi là Pinch Points

Định nghĩa của một Pinch Point (từ giờ chúng ta sẽ dịch là Điểm chốt): là một ví dụ hoặc một lời nhắc nhở về bản chất và hàm ý (suy nghĩ) cho antagonistic force, nằm cách biệt so với trải nghiệm và câu chuyện của nhân vật chính (thường là nhân vật anh hùng). Nói cách khác, chúng ta với tư cách độc giả sẽ được nhìn thấy hình hài thật sự của nó một cách khách quan.

Thường sẽ có hai Điểm chốt trong câu chuyện của bạn. Sự khác biệt duy nhất giữa chúng là nơi chúng xuất hiện trong trình tự của câu chuyện.

Giả sử bạn đang viết một câu chuyện tình yêu. Tại Điểm cốt truyện 1, bạn gái của nhân vật chính từ bỏ anh ta như một lon Red Bull rỗng. “Tuyệt” nhỉ, giờ cô ấy đã đi. Chúng ta không chắc tại sao cô ấy lại bỏ đi, nhưng nhu cầu và nhiệm vụ tiếp theo của nhân vật chính là giành lại cô ấy. Và bởi vì anh ta cũng không biết lý do tại sao nên nhiệm vụ đầu tiên của anh là đi tìm hiểu.

Nhân vật phản diện ở đây chính là người bạn gái. Antagonistic force (thế lực phản diện) là cô ấy không quan tâm đến anh ta.

Thông qua trình tự kể chuyện, chúng ta trải nghiệm antagonistic force (thế lực phản diện) thông qua nhận thức của nhân vật chính. Chúng ta thấy được nỗi khổ của anh ta, cảm thông với sự lạc lối và chúng ta kỳ vọng vào anh. Tất cả chúng ta đều đã từng trải qua những điều tồi tệ.

Tuy nhiên, tại Điểm chốt, chúng ta cần tự mình chứng kiến và trải nghiệm antagonistic force. Vì vậy, một Điểm chốt tốt có thể là một cảnh cắt ngắn cho chúng ta thấy người bạn gái ở Aspen đang trong vòng tay của một tình nhân khác trên nền tuyết rơi qua khung ảnh trong căn hộ cao cấp của họ tại Ritz-Carlton.

Và, chúng ta sẽ cảm nhận được điều đó. Đặc biệt là nếu tác giả đã làm rất tốt trong việc khiến chúng ta tin vào nhân vật chính và hoàn cảnh khó khăn của anh ta.

Vị trí đặt đóng vai trò quan trọng với các cột mốc của câu chuyện.

Những Pinch Points – Điểm chốt có thể rất đơn giản và ngắn gọn. Đó có thể là một nhân vật nhắc nhở người kia về những gì đang diễn ra. Một cái nhìn thoáng qua về một cơn bão đang tiến đến – có thể hiểu theo nghĩa đen hoặc nghĩa bóng – và sự tàn phá mà nó mang lại tên con đường nó đi qua. 

Nó có thể là một tên bắt cóc đánh đập con tin chỉ vì thú vui cá nhân. Hoặc la hét vào điện thoại để đòi tiền chuộc.

Càng đơn giản và súc tích thì những Điểm chốt này sẽ nó càng hiệu quả.

Điểm chốt đầu tiên nằm chính giữa Phần 2/Hồi 2. Điểm chốt thứ hai nằm chính giữa Phần 3/Hồi 3. Ở những vị trí 3/8 và 5/8, tương ứng.

Một điểm chốt có thể cần một cảnh Mở đầu hoặc không. Đó là lý do vì sao đây không phải là một công thức và bạn có quyền lựa chọn.

Trong bộ phim “Phi công siêu đẳng” (“Top Gun”), antagonistic force nằm trong quá khứ của Tom Cruise: anh ta đang cố gắng thoát khỏi sự sỉ nhục do cha mình gây ra trong quân đội, và khi làm như vậy, anh trở thành một “Maverick” (biệt danh phi công của anh), là người coi thường luật lệ, đôi khi đặt đồng đội của mình vào nguy hiểm cũng như sự nghiệp của anh ta. 

Trong cảnh Mở đầu cho Điểm chốt đầu tiên, chúng ta được đưa đến buổi tập bay mà Cruise nơi mà anh ta gặp trục trặc do bất cẩn. Điểm chốt thực sự xảy ra trong phòng thay đồ sau đó, với một cuộc trò chuyện đơn giản trong 30 giây mà Val Kilmer trong chiếc khăn tắm nói rằng: “Vấn đề không phải ở cách mày bay, mà vấn đề nằm ở thái độ của mày. Mày và đồng nghiệp của mày có thể không thích nhau, nhưng mày phải nhớ mày đang ở phe nào.” Rồi anh ta bước đi. Cruise và phụ lái của anh ta thảo luận và thừa nhận rằng đâu là vấn đề. Đó cũng chính là Điểm chốt – chúng ta vừa mới thấy lực hình dáng thực sự đằng sau antagonistic force (thế lực phản diện), đồng thời cũng được nhắc nhở về những gì nó có khả năng làm và những rủi ro khi làm vậy.

Người dịch: Phương Thanh

Nguồn: http://storyfix.com/story-structure-series-9-pinch-points

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia