LÝ THUYẾT TRUYỆN KỂ CƠ BẢN

  • TRUYỆN LÀ GÌ?

 

Truyện kể KHÔNG PHẢI LÀ  một list các sự việc theo trình tự tuỳ chọn, trình bày nhiều sự việc quanh một vài nhân vật. Truyện không phải là chuyện.

 

Truyện kể là những lớp lang của cấu trúc + nhân vật, bối cảnh và của những giá trị nhân văn phổ quát , được hiện thực hoá qua các nhịp truyện (beat), và cụ thể hoá qua các sự kiện / phân cảnh (event / scene); xoay quanh một  hay một vài mâu thuẫn trung tâm

 

Truyện kể là ngôi nhà của 4 tầng

  • Tầng hầm: là ý tưởng cốt lõi, triết lý và tư tưởng của truyện
  • Tầng trệt: là cấu trúc, nhân vật, mâu thuẫn
  • Tầng thứ hai: là lối kể, chi tiết, tình tiết, các add-on thêm thắt tạo hương vị
  • Tầng vô hình: là tầng sâu của sáng tạo văn chương, tạo nên phong cách, sự nghiệp, triết lý riêng của các nhà văn

 

Ba tầng đầu có thể đào luyện kết hợp với tài năng. Tầng cuối cùng thì là thiên mệnh, không ai có thể sửa cho ai, tầng này được gọi là nghệ thuật.

Bốn tầng đều quan trọng như nhau. Không nhất thiết làm tốt cả bốn. Tuy nhiên nếu làm tốt 3 tầng đầu, đã đủ trở thành tác phẩm hay.

 

————————————-

 

Về mặt cấu trúc, câu chuyện có thể phi tuyến tính, tuyến tính hay không có cấu trúc. 

 

Nhưng trên bình diện phổ quát và truyền thống của truyện kể, truyện kể thường có cấu trúc sáu hồi, hay phiên bản thu gọn là 3 hồi. Lý thuyết này được các nhà nghiên cứu tôn giáo cũng như tự sự học xác nhận. Một cấu trúc cổ xưa đã trở thành phổ quát trong não bộ của nhân loại. Cấu trúc này không phải là công thức mà bản năng của truyện kể đã hình thành qua lịch sử loài người. 

  • CẤU TRÚC PHỔ QUÁT

Một câu chuyện phổ quát sẽ như sau: 

 

Nhân vật ban đầu phải có một xuất phát điểm (Initial Situation), xuất phát này thường không hoàn hảo (Imperfect Situation) và đã hàm chứa mâu thuẫn khởi điểm  và một mục tiêu khởi điểm (Initial Goal). Tính cách; giá trị của nhân vật sẽ được thể hiện qua khoảnh khắc ấn tượng ban đầu (Save The Cat Moment)

 

Tuy nhiên, 1 biến cố (Inciting Incident) xảy ra khiến nhân vật sẽ có mục tiêu mới (New Goal) mặc dù ban đầu nhân vật sẽ từ chối (Refusal), nhưng cuối cùng vẫn lao vào mục tiêu này (Break into 2), không còn đường lui, nhớ là không còn đường lui, vì buộc phải làm, vì đã trót làm, k quay xe được nữa và một phần vì trong tim họ muốn làm nhưng họ không hề nhận ra. Hồi 1 kết thúc

 

Khi lao vào mục tiêu này, nhân vật phải trải qua những thử thách mới để khám phá tình thế mới (New World)); đôi khi đụng phải thế lực phản diện (Pinch Point 1); cho đến khi một sự kiện giữa truyện (Midpoint Plot twist) xảy đến, tiết lộ sự thật khiến cho nhân vật hiểu rằng những biến cố ban đầu  (Inciting Incident) k phải là ngẫu nhiên. Nhân vật lại một lần nữa có mục tiêu mới (Pinch Point 2), nhưng bây giờ là mục tiêu gần hơn với bản chất của vấn đề, và ở đó có một thế lực phản diện đứng chờ. Hồi 2 kết thúc. 

 

Nhân vật thất bại với mục tiêu này (All is lost), xuống đáy tuyệt vọng (Dark night of soul) và tưởng như câu chuyện sẽ kết ở đây (False Ending), nhưng rồi tìm ra lời giải đáp (lời giải đáp đó lại đến từ Plot B; đến từ sự ngộ ra tận cùng bên trong nhân vật) đi đến cao trào (Break into three), và chiến thắng hoặc thất bại (Climax). Một điều gì đó được tiết lộ (Ending Twist) khiến cho câu chuyện được sáng tỏ; và ý nghĩa hơn. Kết quả nhân vật thắng và mất gì đó; hoặc họ bại nhưng được gì đó (Final Image). 

 

Nhân vật thay đổi về quan điểm, hiểu bản thân mình hơn trên suốt hành trình truyện

 

Trong cấu trúc đó sẽ có

 

  • Các Nhịp truyện: Mỗi một ngoặc đơn là một nhịp truyện (beat). Mỗi beat có thể chứa một hay nhiều Scene hay Event; tuỳ truyện ngắn hay tiểu thuyết
  • Plot B: Cấu trúc trên chỉ thể hiện Plot A; Plot B sẽ diễn ra song song và sẽ gặp Plot A ở CLimax. Plot B đơn giản hơn, thường là tuyến truyện phụ nói về đời sống tình cảm, làm câu chuyện có thêm chiều sâu, thường được kể ở đầu hồi thứ 2.
  • Mục tiêu: Ta thấy về tổng quát câu chuyện luôn có một mục tiêu; mục tiêu này xoay quanh Mâu thuẫn trung tâm. Mục tiêu này liên quan mật thiết đến cao trào và kết truyện. 

 

Xây dựng nhân vật như thế nào

  • Truyện kể như trên ta thấy trông bên ngoài là một chuỗi biến cố, tuy nhiên sâu bên trong, nó đưa nhân vật khám phá chính bản ngã của họ. Bề ngoài nó như là một cuộc hành trình, nhưng sâu bên trong, đó là đưa nhân vật trở về với bản nguyên, trả anh ta về. Vì thế nhân vật luôn xuất phát với mâu thuẫn khởi điểm – vốn là vấn đề cốt lõi bên trong họ, rồi đi phiêu lưu, cuộc phiêu lưu ấy cuối cùng không phải là vớ vẩn, mà nó đã giải quyết cái vấn đề cốt lõi số mệnh của họ.
  • Truyện kể như trên ta thấy không phải là một chuỗi biến cố cứ thế xảy ra, nó có căn nguyên của nó.
  • Căn nguyên này tạo lên động lực cho câu chuyện, cũng là cái sâu xa để giải thoát câu chuyện
  • Căn nguyên này có trong: 1/ Bên trong nhân vật (nhân vật phải khám phá chính bản chất tồn tại của mình) và 2/ Bên ngoài nhân vật (từ những sự biến đổi của thế giới bên ngoài).
  • Hành trình của nhân vật ta thấy vừa là hành trình vượt qua gian khổ, đi đến đích; nhưng cũng vừa là hành trình trở về với bản nguyên con người mình. 

 

=> Vậy để một nhà văn thành công, họ phải xây dựng nhân vật tiền truyện với những “Imperfect Situation” đã có chứa nhiều mâu thuẫn, trước khi đặt bút triển khai cốt truyện. Để nhân vật đáng nhớ hơn, nhân vật cần có những nét cả phi thường, cả bình thường, được cụ thể hoặc biểu trưng hoá bằng những chi tiết, đặc trưng nhìn thấy, sờ được (Symbol).

 

Các tầng của truyện kết nối với nhau qua cái gì?

 

Như ta đã biết, truyện không phải chỉ 1 cấu trúc trải ra như trên, mà nó còn có các tầng, chúng được liên kết thông qua

 

  • Motif: Một biểu tượng trung tâm truyền tải ý nghĩa của câu chuyện. Motif này sẽ nằm ở tầng hầm, nhưng lại được cụ thể hoá trên tầng 2. 

 

  • Các Plot Device: Trong chi tiết câu chuyện (tầng thứ 2) sẽ có những chi tiết, tiểu tiết, kỹ thuật kể chuyện… giúp cho câu chuyện ở tầng trệt được diễn tiến một cách logic. Plot Device có thể là MacGuffin (một tấm bản đồ, một chiếc nhẫn… giúp cụ thể hoá mục tiêu câu chuyện). 

 

  • Góc nhìn kể chuyện: Mặc dù độc giả biết câu chuyện là vậy, nhưng kể bằng góc nhìn khác nhau sẽ chạm đến các tầng khác nhau. Nhà văn có thể chọn Ngôi 3, ngôi 1, nhìn từ nhiều ngôi cùng 1 lúc…  để giấu đi twist, hoặc tiết lộ những điều mà ngôi kể khác không có. 

 

Các lưu ý khác

Nhà văn không nhất thiết kể theo cấu trúc; khi thực tế viết họ sẽ thể hiện các sự kiện theo trình tự của riêng họ, nhưng cơ bản mọi thành tố của một cấu trúc sẽ được giữ một cách tương đối. Ví dụ như Chí Phèo của Nam Cao ở phần dưới. 

 

Trong truyện ngắn, vì giới hạn dung lượng, ba hồi có thể sẽ co bớt lại và thường được tích hợp song song trong nhiều phân cảnh. 

 

Ví dụ CHÍ PHÈO – NAM CAO (TRUYỆN NGẮN)

 

Hồi 1: Chí Phèo – “được” cha mẹ vứt đi ở Lò Gạch (Imperfect Situation), ban đầu định làm 1 thanh niên lương thiện (Initial Goal), nhưng sau đó biến cố xảy ra (bà vợ của Bá Kiến gạ tình) nên hắn đã bị ép đi tù (Inciting Incident), rồi về tù, trở thành tay sai của Bá Kiến. Từ đó mục tiêu mới của hắn là phá đời (không quay đầu được nữa) (Break Into 2)

 

Hồi 2: Trên con đường lưu manh vô hạn này, hắn nhiều lần đã được làm chủ cuộc đời (New World), nhưng luôn bị Bá Kiến có cách để trị (Pinch Point). Đêm trăng say rượu về, hắn gặp, cưỡng hiếp Thị Nở và được Thị nở săn sóc, rượu khiến hắn ốm bệnh (Midpoint Twist)  và nhận ra con đường sai lầm không thể vãn hồi của mình. Hắn quyết định yêu Nở, rồi bị bà cô ngăn cản (Pinch Point 2), qua đây mâu thuẫn với chính Nở. 

 

Hồi 3: Hắn thất bại trong tình yêu và tiếp tục uống rượu (Break into Three) , xuống đáy cùng của tuyệt vọng rồi nhận ra kẻ hại mình chính là Bá Kiến. Hắn đến đâm bá kiến (Climax) và chết (thất bại nhưng được giải thoát) (Final Image).

 

TỔNG QUÁT 3 HỒI THEO BẢNG DƯỚI ĐÂY

Có rất nhiều phiên bản khác nhau về các Hồi / Beat truyện. Dưới đây là phiên bản từ lý thuyết gia Larry Brooks

 

Screen Shot 2023-07-10 at 9.36.07 AM

Start a Blog at WordPress.com.

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia